Việt Tân: những kẻ phá hoại chính sách hòa hợp, hòa giải dân tộc

Việt Tân chưa bao giờ từ bỏ các hoạt động chống phá Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và sự nghiệp cách mạng mà nhân dân Việt Nam đang theo đuối. Đặc biệt, dù chiến tranh đã đi qua gần nửa thế kỉ nhưng Việt Tân vẫn không ngừng rêu rao chống phá, thực hiện việc chia rẽ dân tộc.
Mới đây, trong cái gọi là “Buổi sinh hoạt chính trị” của Việt Tân tổ chức tại Sydney, đối tượng Đỗ Hoàng Điềm đã đưa ra không ít thông tin sai lệch, vu khống về tình hình Việt Nam. Đồng thời, đối tượng này cũng không ngừng tuyên truyền những thông tin kích động, chia rẽ mối đoàn kết dân tộc. Đối tượng này thể hiện rõ ý đồ chống phá Nhà nước Việt Nam, chống phá Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam, gây thù hằn, chia rẽ dân tộc. Chính Đỗ Hoàng Điềm đã nhấn mạnh dù phía Việt Tân tiến hành đấu tranh bất bạo động nhưng không đồng nghĩa với việc họ sẽ hoà hợp, hoà giải.
Chiến tranh đã trải qua từ lâu, những vết thương chiến tranh đã dần liền sẹo. Tuy nhiên, Việt Tân – sản phẩm còn sót lại của chế độ cũ tại miền Nam Việt Nam ở thế kỉ trước vẫn chưa từ bỏ ý định chống phá đất nước.
Nhìn nhận về cuộc chiến tranh giành lại hoà bình, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam trước sự xâm lược của chế độ thực dân, có thể thấy đây là một cuộc chiến vô cùng cam go, quyết liệt. Tuy nhiên, với tinh thần dân tộc sâu sắc, với tính chính nghĩa, Đảng cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành được thắng lợi, bảo vệ vững chắc lợi ích quốc gia, dân tộc.
Cũng cần nói thêm, khi kéo quân xâm lược Việt Nam, chế độ thực dân đã nuôi dưỡng, xây dựng một bộ máy tay sai người Việt Nam để phục vụ các hoạt động chiến tranh. Với chiến lược “dùng người Việt đánh người Việt”, không ít người Việt Nam đã được chế độ thực dân chiêu mộ. Họ có lợi ích gắn liền với chế độ thực dân. Chính vì vậy, khi chiến tranh kết thúc, giữa những người cộng sản và những người thuộc chế độ chính quyền Sài Gòn vẫn tồn tại một lằn ranh nhất định.
Với tinh thần nhân đạo và tư tưởng “đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại”, Đảng, Nhà nước Việt Nam vẫn luôn đề cao, nhấn mạnh chính sách hoà hợp, hoà giải dân tộc. Trên thực tế, chúng ta đã thực hiện hiệu quả chính sách này, củng cố mối đại đoàn kết toàn dân.
Về phía Việt Tân, thông qua các hoạt động của tổ chức này, có thể thấy ý thức chống phá Nhà nước Việt Nam là vô cùng sâu sắc. Đặc biệt, việc xuyên tạc, kích thích sự chia rẽ dân tộc chưa bao giờ Việt Tân từ bỏ. Trong tình thế đấu tranh vũ trang không mang lại kết quả, Việt Tân đã chuyển sang đấu tranh bất bạo động. Bản thân Đỗ Hoàng Điềm – người đứng đầu Việt Tân hiện nay không ít lần thể hiện sự thù hằn, chống phá. Chính Đỗ Hoàng Điềm đã nhấn mạnh sẽ Việt Tân sẽ tận dụng mọi phương tiện, đấu tranh trên mọi mặt trận, mọi lĩnh vực để làm suy yếu chế độ, từ đó làm sụp đổ chế độ ta.
Đỗ Hoàng Điềm không ít lần vu khống chế độ cộng sản ở Việt Nam là độc tài, vô trách nhiệm. Khi nói về đấu tranh bất bạo động, Đỗ Hoàng Điềm tự hào cho rằng đây là phương thức đấu tranh không đổ máu, không gây thiệt hại, đổ vỡ về mặt vật chất. Và hiển nhiên, đi liền với đó là sự ca ngợi về Việt Tân như những người vô cùng nhân đạo. Vậy nhưng nếu tìm hiểu về lịch sử hoạt động của Việt Tân, ta có thể dễ dàng thấy được sự man dợ, tàn bạo của tổ chức này.
Việt Tân đã từng chiêu mộ, huấn luyện quân lính và tung vào Việt Nam qua các chiến dịch Đông tiến. Việt Tân đã từng có đội sát thủ K9 thực hiện việc ám sát các nhà báo dám nói ra sự thật. Tuy nhiên, việc đấu tranh bạo động không phát huy tác dụng, đồng thời dễ dàng bị lên án nên đã chuyển sang phương thức đấu tranh bất bạo động. Cũng cần nói thêm, Việt Tân suy cho cùng cũng chỉ là tay sai của các nước chống phá Việt Nam. Trong bối cảnh thế giới tư bản chuyển sang chống phá cộng sản bằng chiến dược “diễn biến hoà bình”, sử dụng cuộc chiến không khói súng, Việt Tân không chuyển sang đấu tranh bất bao động cũng không được.
Hoà giải, hoà hợp dân tộc là chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam, thể hiện sự nhân văn, nhân đạo cũng như tinh thần dân tộc vô cùng sâu sắc của đất nước ta. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, những người tự nhân danh đấu tranh vì sự phát triển của Việt Nam, đấu tranh giải phóng Việt Nam khỏi chế độ “độc tài” lại nhiều lần kích động, chia rẽ và chống phá quyết liệt chính sách hoà hợp, hoà giải dân tộc.

Theo Butdanh

Post a Comment

0 Comments