Hoa Kỳ luôn là người bạn không thể thiếu

                                                                         Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius.

Năm 2015 ghi dấu kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam và mang lại cơ hội để không chỉ suy ngẫm về các thành tựu mà còn làm sâu sắc hơn nữa Quan hệ Đối tác Toàn diện giữa hai nước được Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký kết vào năm 2013, mở ra lộ trình cho sự tương tác trong tương lai. Mặc dù chưa đầy hai năm khuôn khổ của mối quan hệ đối tác về hợp tác chính trị và ngoại giao; quan hệ kinh tế và thương mại; tham vấn an ninh; các chương trình đối tác trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, giáo dục, môi trường và y tế, và hợp tác giữa nhân dân với nhân dân rõ ràng đã củng cố mối quan hệ hợp tác giữa hai nước trên khắp các lĩnh vực. (English)
Liệu có ai nghĩ rằng có thể đạt được một mối quan hệ đối tác như vậy khi Tổng thống Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ vào ngày 11/7/1995? Khi tôi làm việc ở đây trong những năm đầu sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao, có thể nói tất cả chúng tôi đều hy vọng về những điều tốt nhất. Không ai dự đoán được chúng ta có thể tiến xa và tiến nhanh như vậy. Sự phát triển mối quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam đã minh chứng về sức mạnh của sự tôn trọng lẫn nhau và cam kết làm sâu sắc các quan hệ song phương đó. Ngoại trưởng Kerry đã mô tả hay nhất khi ông thăm Việt Nam năm 2013: “Không có hai nước nào khác lại có thể nỗ lực hơn, làm được nhiều hơn, và làm được tốt hơn thế để cố gắng đến với nhau, thay đổi lịch sử và thay đổi tương lai”.
Kể từ khi đến Việt Nam trên cương vị Đại sứ Hoa Kỳ, tôi thường nhắc lại phát biểu của Ngoại trưởng, gắn thêm sự nhìn nhận riêng của tôi: “Không có gì là không thể”. Hoa Kỳ ủng hộ một nước Việt Nam vững mạnh, độc lập, thịnh vượng, tôn trọng nhân quyền và luật pháp. Như vậy, Việt Nam sẽ là một đối tác không thể thiếu trong một loạt các hoạt động song phương và khu vực cùng có lợi. Bằng cách mở rộng quan hệ kinh tế của chúng ta, thúc đẩy quản trị tốt và tôn trọng nhân quyền, củng cố quan hệ an ninh, tăng cường hợp tác giáo dục, thúc đẩy hợp tác về tiếng Anh, và hợp tác trong các vấn đề trọng yếu toàn cầu liên quan đến môi trường, khoa học, công nghệ, và y tế, chúng tôi kỳ vọng sẽ thấy “không có gì là không thể” trong mối quan hệ của Hoa Kỳ với Việt Nam.
Hãy cùng xét qua nền tảng mà trên đó chúng ta đã thực hiện những bước đi quan trọng và đầy ý nghĩa. Trong khi lịch sử của hai nước chúng ta phải thừa nhận là phức tạp, thực tế phản ánh lại mang tính xây dựng vì nó cung cấp bằng chứng rõ ràng về việc chúng ta đã tiến xa như thế nào! Khi chúng tôi nhìn lại quá khứ, có nhiều điều để tự hào, khởi đầu với Phái bộ ngoại giao của chính chúng tôi, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội mở cửa năm 1995; Tổng Lãnh sự quán tại Tp. Hồ Chí Minh mở cửa năm 1997. Ban đầu chúng tôi có 48 nhân viên làm việc tại Đại sứ quán ở Hà Nội. Trong 15 năm qua đã có thêm 220 nhân viên làm việc cho Đại sứ quán tại Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán tại Tp. Hồ Chí Minh. Họ, cùng với các thành viên mới sau này của Phái bộ ngoại giao, không ngừng hỗ trợ, nuôi dưỡng và định hướng mối quan hệ song phương này. Không có họ, chúng tôi sẽ không thể hoàn thành sứ mệnh của Hoa Kỳ.
Những ngày đầu của việc thiết lập quan hệ giữa hai nước chúng ta gắn chặt với sự cần thiết phải tìm kiếm đầy đủ nhất có thể được những người lính Mỹ mất tích trong khi làm nhiệm vụ (MIA) và có khả năng là cả tù binh (POW) nữa. Việc hợp tác do Bộ tư lệnh Hỗn hợp về Tìm kiếm Quân nhân Mất tích và Tù binh thực hiện, nay gọi là Cục Tìm kiếm Quân nhân Mất tích và Tù binh Bộ Quốc phòng hay DPAA, cho phép hai nước chúng ta xây dựng lòng tin và hợp tác trong các vấn đề cực kỳ quan trọng và nhạy cảm đối với cả hai bên. Ngay khi quan hệ được chính thức bình thường hoá và Đại sứ quán mở tại Hà Nội, Ngoại trưởng Madeleine Albright là quan chức Chính phủ Hoa Kỳ đầu tiên đến thăm Việt Nam, và đã ký kết một thoả thuận về quyền sở hữu trí tuệ (IPR) với Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm vào tháng 6/1997.
Chính trị và ngoại giao
Giờ đây và như là kết quả của Quan hệ Đối tác Toàn diện, thật dễ dàng để thấy nhịp độ nhanh chóng trong quan hệ chính trị ngoại giao. Nếu đo đếm bằng những chuyến thăm cấp cao giữa hai nước chúng ta, kết quả thật ấn tượng. Gần đây, chúng ta thấy có các đoàn quan chức gồm các nghị sỹ nổi bật như Lãnh đạo phe Dân chủ Pelosi và Hạ nghị sỹ Charles Rangel, các Thượng nghị sỹ John McCain, Patrick Leahy và Sheldon Whitehouse; các quan chức cấp cao trong Chính quyền, gồm Ngoại trưởng John Kerry, Bộ trưởng Tài chính Jack Lew, và Bộ trưởng Thương mại Penny Pritzker; Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ Đại tướng Martin Dempsey; và các quan chức khác. Về phía Việt Nam, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang đã sang thăm và gặp gỡ lãnh đạo cấp cao của Hoa Kỳ để bàn nhiều vấn đề, kể cả nhân quyền. Chúng tôi hy vọng rằng dòng chảy hai chiều của các chuyến thăm cấp cao song phương sẽ tiếp tục, làm sâu sắc và củng cố hơn nữa các mối quan hệ.
Chúng tôi tự hào làm việc cùng Việt Nam để cải thiện việc bảo vệ nhân quyền và thúc đẩy pháp quyền. Chúng tôi tin rằng cải cách bộ luật dân sự và hình sự, sự phát triển của một hệ thống tư pháp độc lập, bảo vệ và thúc đẩy tự do cá nhân - bao gồm tự do biểu đạt trên mạng Internet - rất quan trọng đối với thành công của Việt Nam. Chúng tôi sẽ làm việc với Việt Nam để cải thiện việc tiếp cận thông tin, sự minh bạch, lấy ý kiến nhân dân về luật, và cải thiện các hoạt động phục vụ của Chính phủ.
Hoa Kỳ và các quốc gia khác đã cởi mở và minh bạch hơn với Việt Nam về những khác biệt của chúng ta trong vấn đề nhân quyền. Chúng tôi tin rằng quan hệ của chúng ta chỉ có thể đạt được tiềm năng tối đa nếu có những tiến bộ rõ rệt về nhân quyền. Tuy vậy - và như là một kết quả của những đối thoại chân thành và thẳng thắn về những khác biệt của chúng ta - chúng tôi đã thấy sự tiến bộ khiêm tốn. Đối thoại hàng năm về nhân quyền giữa hai nước đã có kết quả và chúng ta sẽ tiến hành đối thoại lần thứ 19 ở Hà Nội mùa xuân này. Việt Nam đã trả tự do cho một số tù nhân lương tâm trong 18 tháng qua và đã dần cho phép có nhiều không gian hơn cho việc bày tỏ quan điểm về tôn giáo và chính trị, mặc dù vẫn vẫn cần làm nhiều hơn.
Hợp tác nhân quyền của chúng ta tại các diễn đàn đa phương đặc biệt rất vững vàng. Quốc hội Việt Nam đã đồng lòng bỏ phiếu phê chuẩn Công ước Quốc tế về Chống tra tấn và Công ước Quốc tế về Quyền của Người khuyết tật. Chúng ta đã bắt đầu làm việc cùng nhau tại Liên hợp quốc - thậm chí tại Hội đồng Nhân quyền của Liên hợp quốc - mặc dù thống kê về các lá phiếu của chúng ta còn phản ánh sự bất đồng lớn trong một số vấn đề quan trọng. Việt Nam đã sửa luật, phi hình sự hoá hôn nhân đồng giới và đã ủng hộ hành động của Liên hợp quốc để mang lại lợi ích cho những người đồng giới, lưỡng giới và chuyển giới trên toàn thế giới.
Sự ủng hộ của Hoa Kỳ dành cho Việt Nam không chỉ bó hẹp trong quan hệ song phương, mà còn nhằm tăng cường năng lực và sự hội nhập khu vực cũng như toàn cầu của Việt Nam. Tại hội thảo khai mạc đợt kỷ niệm 20 năm, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc thôi thúc hai nước mở rộng hơn nữa hợp tác song phương tiến đến hợp tác khu vực và toàn cầu, và khi làm như vậy, nỗ lực hướng đến những hệ thống quốc tế ổn định và các luật quốc tế mang lại hòa bình và ổn định trong khu vực - kể cả ở Biển Đông và trên toàn thế giới. Như phát biểu của Ngoại trưởng Kerry tại Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), là một quốc gia ở Thái Bình Dương, Hoa Kỳ “quan tâm sâu sắc đến cách hành xử của các quốc gia khi họ tìm cách thực hiện các lời tuyên bố chủ quyền của họ. Đe dọa, ép buộc, hoặc sử dụng vũ lực bởi bất kỳ bên tuyên bố chủ quyền nào ... [là] không thể chấp nhận được”. Chính phủ Hoa Kỳ tin rằng tranh chấp lãnh thổ phải được giải quyết một cách hòa bình, ngoại giao và phù hợp với luật pháp quốc tế và kêu gọi các bên tuyên bố chủ quyền tự kiềm chế - đặc biệt đối với các hoạt động cải tạo trên diện rộng nhằm biến đổi các đảo đá và đảo chìm thành những tiền đồn có thể quân sự hóa dễ dàng. Theo đó, Chính phủ Hoa Kỳ ủng hộ các nỗ lực của ASEAN và Trung Quốc nhằm sớm hoàn tất một Bộ Quy tắc Ứng xử có ý nghĩa ở Biển Đông, nơi mà một nửa lượng vận tải biển của thế giới đi qua.
Kinh tế và Thương mại
Một lĩnh vực khác trong các ưu tiên của tôi là quan hệ kinh tế và thương mại. Hoa Kỳ nối lại quan hệ thương mại với Việt Nam năm 1995, và kể từ đó, thương mại hai chiều đã phát triển từ xấp xỉ 451 triệu USD lên gần 35 tỷ USD vào năm ngoái. Điều này tương đương với mức tăng 7 lần trong 20 năm, trong thời gian này thu nhập của người Việt Nam tăng 4 lần. Hiệp định Thương mại Song phương Hoa Kỳ - Việt Nam - có hiệu lực từ năm 2001 - đánh dấu một mốc quan trọng trong quan hệ hai nước, mở cánh cửa tiếp cận thị trường cực kỳ rộng lớn và phát triển lĩnh vực thương mại. Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO vào năm 2007 và tiến thêm một bước quan trọng hướng tới hội nhập kinh tế quốc tế và mở cửa hơn nữa cho đầu tư nước ngoài. Xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam trị giá 5,5 tỷ USD năm 2014, và nhập khẩu của Hoa Kỳ năm 2013 trị giá 29,7 tỷ USD, đưa Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Các công ty của Hoa Kỳ đã đầu tư gần 11 tỷ USD vào hơn 700 dự án khác nhau ở Việt Nam, sử dụng hàng chục nghìn lao động Việt Nam, đưa Hoa Kỳ trở thành nhà đầu tư lớn thứ 7 và củng cố sức mạnh kinh tế và phúc lợi của Việt Nam. Về xuất khẩu nông sản, Việt Nam là thị trường lớn thứ 12 của nông sản Hoa Kỳ, với doanh số đạt mức kỷ lục 2,7 tỷ USD năm 2014 (tăng từ mức 24 triệu USD vào năm 1995). Đồng thời, Việt Nam đã trở thành nhà cung cấp lớn thứ 11 của Hoa Kỳ về nông-lâm-thuỷ hải sản, với khối lượng mậu dịch tăng từ mức 172 triệu USD năm 1995 lên 3,5 tỷ USD năm 2014, trong đó các sản phẩm hàng đầu là cà phê, hải sản, gia vị và các loại hạt.
Hiệp định TPP là ưu tiên thương mại hàng đầu của Tổng thống Obama, mang lại cơ hội khổng lồ cho tất cả các bên tham gia, đặc biệt cho Việt Nam. GDP của các thành viên TPP tương đương với 40% GDP toàn cầu, và chiếm khoảng 1/3 thương mại toàn cầu. Hiệp định thương mại tiêu chuẩn cao này sẽ mang lại cơ hội hấp dẫn cho các doanh nghiệp Việt Nam, mở ra cơ hội thương mại và đầu tư mới khi thuế nhập khẩu và các rào cản khác được dỡ bỏ. TPP sẽ hỗ trợ tạo công ăn việc làm mới và tăng trưởng, ở cả Việt Nam lẫn Hoa Kỳ. Hiệp định bao gồm các tiêu chuẩn lao động và các cam kết môi trường rất chặt chẽ, các quy định mới đối với doanh nghiệp nhà nước, và một khuôn khổ các quyền sở hữu trí tuệ cân bằng và mạnh mẽ. TPP cũng đặt nền móng để Việt Nam phát triển một nền kinh tế số thịnh vượng. Điều này bao gồm các cam kết về sự minh bạch và hợp tác về thủ tục pháp lý để các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động dễ dàng hơn trong khu vực. Từng thành phần trong các yếu tố này đều củng cố môi trường đầu tư của Việt Nam và cho phép Việt Nam cạnh tranh tốt hơn trong nền kinh tế toàn cầu hiện đại. Một cách tuần tự, những thay đổi tích cực này đối với nền kinh tế Việt Nam và môi trường pháp lý sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các đối tác TPP, kể cả Hoa Kỳ.
Sau nhiều năm đàm phán, hiện giờ chúng ta đang rất gần với việc hoàn tất hiệp định mới mang tính đột phá này, điều sẽ mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp, người lao động và người tiêu dùng của chúng ta. Cả Hoa Kỳ và Việt Nam quyết tâm đạt được tiến triển trong những vấn đề cuối cùng – và khó khăn nhất. Chẳng phải việc ký kết TPP sẽ là một mốc quan trọng đánh dấu 20 năm quan hệ kinh tế song phương hay sao? Với sự hợp tác như thế này, Việt Nam tiếp tục đi trên con đường cải cách kinh tế và hòa nhập mang tính lịch sử, bởi vì như Ngoại trưởng Kerry từng bày tỏ “một xã hội không thể tiến lên phía trước, nếu nó để lại một nửa dân số phía sau”.
Tuy TPP vẫn là một ưu tiên của Chính phủ Hoa Kỳ ở Việt Nam, song TPP hoàn toàn không phải là chương trình duy nhất thúc đẩy một môi trường kinh doanh lành mạnh hơn và minh bạch hơn. Ví dụ, Chương trình Quản trị Nhà nước vì Tăng trưởng Toàn diện (GIG) của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) giúp Việt Nam đưa ra một chương trình cải cách kinh tế có lợi cho kinh doanh, nhà đầu tư, viễn cảnh thương mại trong khu vực - và trên hết là người dân Việt Nam. Và Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam đang nỗ lực để đạt được quy chế Tiêu chí số một về an toàn hàng không, đó là một điều kiện cần thiết cho các chuyến bay thẳng giữa hai nước chúng ta, đánh dấu một mốc trong quan hệ song phương cả về tính thực tiễn lẫn tính biểu tượng.
Ngoài việc là một khách hàng lớn và ngày càng phát triển đối với hàng nông sản và thực phẩm xuất khẩu của Việt Nam, Hoa Kỳ cũng là một đối tác chủ chốt trong việc hỗ trợ chiến lược phát triển - cũng như tăng mức thu nhập - của Việt Nam, thông qua việc cung cấp các khoản đầu tư nông nghiệp quan trọng và cần thiết cũng như các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất như bông, gỗ cứng, hương liệu để chế biến các sản phẩm từ sữa, các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, công nghệ giống, và hàng hóa khác đang đóng góp cho phúc lợi của các nhà nông Việt Nam cũng như giúp tiếp nhiên liệu cho nhiều ngành nghề chủ chốt sử dụng hàng chục ngàn lao động Việt Nam.
Tuy nhiên, trong khi các xu hướng nói chung là tích cực, các hạn chế về thị thực của Việt Nam đang là một trở ngại gây lo lắng đối với quan hệ kinh tế đang phát triển. Trong khi đó, ví dụ như Trung Quốc hiện nay cấp thị thực 10 năm và nhập cảnh nhiều lần, còn Việt Nam đã đi theo hướng ngược lại và hạn chế du khách Mỹ chỉ nhập cảnh một lần và được lưu trú trong ba tháng.
Quan hệ An ninh
Cùng lúc chúng ta tiếp tục chữa lành các vết thương của các cuộc xung đột trong quá khứ và phát triển năng lực y tế dân sự và quân sự nhằm mang lại lợi ích cho người dân Việt Nam, Chính phủ Hoa Kỳ đã chuyển từ một đối thủ thời chiến thành một đối tác thời bình trong các vấn đề quan trọng như quản lý thiên tai, an ninh biển và gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc. Như tôi đã đề cập ở trên, việc bình thường hóa quan hệ phụ thuộc vào sự tiến bộ đáng kể trong việc giải quyết di sản chiến tranh. Hoa Kỳ đánh giá cao việc Việt Nam tiếp tục hỗ trợ để tìm kiếm đầy đủ nhất có thể được những người Mỹ mất tích. Các nhóm công tác Việt Nam và Hoa Kỳ đã làm việc không mệt mỏi để khai quật các địa điểm, lần theo các manh mối, và hai quốc gia chúng ta đang chia sẻ chuyên môn để có thể giúp tìm kiếm tốt hơn những người mất tích của phía Việt Nam. USAID đang làm việc chặt chẽ với Bộ Quốc phòng để tẩy sạch đất ô nhiễm dioxin ra khỏi sân bay Đà Nẵng và xác định mức độ ô nhiễm tại căn cứ không quân Biên Hoà.
Bản Ghi nhớ năm 2011 về Tăng cường Hợp tác Quốc phòng Song phương, cơ sở để chúng ta thiết lập các nỗ lực chung, chú trọng vào các cuộc đối thoại cấp cao, thường xuyên; an ninh hàng hải; tìm kiếm và cứu nạn; hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc và hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thiên tai. Bệ đỡ cho các chương trình hợp tác của chúng ta chính là nỗ lực đào tạo tiếng Anh có trọng tâm và thiết thực, mà mục đích của nó là tạo điều kiện hơn nữa cho sự hiểu biết lẫn nhau và giao tiếp giữa hai quân đội của chúng ta. Các hoạt động giao lưu, gắn kết như chương trình Thiên thần Thái Bình Dương (Pacific Angel) và Đối tác Thái Bình Dương (Pacific Partnership) là minh chứng về hợp tác song phương và đa phương ngày càng tăng trong lĩnh vực hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai cho người dân Việt Nam. Chuyến thăm hàng năm của tàu hải quân Hoa Kỳ như chuyến thăm từ ngày 6-10/4 của tàu USS Forth Worth và USS Fitzgerald, chứng tỏ rằng hải quân hai nước có thể hợp tác cùng nhau để đảm bảo an toàn và tự do hàng hải. Đối thoại cấp cao thường xuyên giữa Bộ Quốc phòng và các quân chủng của hai nước, cũng như các cuộc viếng thăm chính thức của Đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ và Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ Ray Mabus là điều chắc chắn không ai tưởng tượng nổi cách đây 20 năm.
Hai nước cũng đang phối hợp để ngăn chặn các mối đe dọa về hạt nhân và phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt. Từ việc giám sát mặt biển để phát hiện hoạt động buôn lậu hàng cấm cho tới nâng cao khả năng phát hiện tại các cảng Việt Nam và áp dụng các quy định tốt hơn đối với hoạt động buôn bán công nghệ nhạy cảm và hàng hóa lưỡng dụng, chúng ta đang hợp tác theo cách thức ngày càng thực tế hơn.
Chính phủ Hoa Kỳ ủng hộ quyết định của Việt Nam tham gia Sáng kiến An ninh Chống Phổ biến Vũ khí Hủy diệt Hàng loạt (PSI), điều đó khẳng định mục đích của sáng kiến là nhằm ngăn chặn việc phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt một cách bất hợp pháp.
Giao lưu giữa nhân dân hai nước
Rõ ràng, Việt Nam là một quốc gia rất thích hợp để thảo luận về tầm quan trọng của giáo dục. Chúng ta đã đọc những lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã khuyến khích Việt Nam làm đúng với truyền thống lâu đời của đất nước mình là tôn trọng giáo dục. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công lao học tập của các em”. Ông hiểu rằng, nếu một quốc gia muốn trở nên vinh quang, người dân của quốc gia đó phải kề vai sát cánh với các quốc gia hùng mạnh trên toàn 5 châu, và điều đó phụ thuộc vào việc có một hệ thống giáo dục chất lượng đáp ứng các nhu cầu của thế kỷ 21. Hoa Kỳ tự hào là một đối tác trong việc giúp đỡ Việt Nam cải cách và hiện đại hóa hệ thống giáo dục của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng biết rằng hội nhập quốc tế và quan hệ đối tác lâu dài thật quan trọng đối với sự thành công của Việt Nam.
Không có biểu tượng nào tuyệt vời hơn Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (FETP) để nói về việc chúng ta đã đi được bao xa cho tới nay và chúng ta có thể đi được bao xa nữa. Chương trình vừa kỷ niệm năm thứ 20 chuyển đổi phương thức giảng dạy các ngành kinh tế và chính sách công tại Việt Nam. Trong 20 năm qua, FETP là một phần quan trọng của các mối quan hệ giữa nhân dân hai nước và hợp tác song phương trong giáo dục đại học. Đã có 1.100 sinh viên tốt nghiệp giữ vị trí quan trọng ở mọi cấp độ và trong tất cả các lĩnh vực tại các thành phố lớn và các tỉnh. Nối tiếp thành công của FETP sẽ là Đại học Fulbright, trường đại học tư phi lợi nhuận kiểu Mỹ đầu tiên của Việt Nam – nơi chế độ nhân tài học thuật được điều hành minh bạch trở thành một nền tảng cho các khuyến nghị chính sách thấu đáo. Bên cạnh đó, Việt Nam đứng thứ 8 trên thế giới về việc đưa sinh viên tới các trường, viện đào tạo sau đại học của Hoa Kỳ, với gần 17.000 sinh viên hiện đang theo học tại các trường đại học và cao đẳng Hoa Kỳ.
Sáng kiến Lãnh đạo trẻ Đông Nam Á (YSEALI) của Tổng thống Obama, khởi động năm 2013, cung cấp tài trợ cho các bạn trẻ Việt Nam trong độ tuổi từ 18-35 để phát triển các ý tưởng đổi mới của họ nhằm giải quyết các vấn đề mà họ xác định là thách thức lớn nhất cho thế hệ của họ trong khu vực ASEAN.
Để tôn vinh và gìn giữ lịch sử văn hoá vẻ vang của Việt Nam, chính phủ Hoa Kỳ đã tài trợ cho việc bảo tồn các đồ thờ bằng gỗ có giá trị tại Bảo tàng tỉnh Nam định và cửa ô cổ duy nhất còn lại ở Hà Nội, Ô Quan Chưởng; bảo tồn và tôn tạo Đình Cam Giá tại tỉnh Vĩnh Phúc, cũng như việc trùng tu 3 bệ thờ, thể hiện sự tôn kính tổ tiên của triều Nguyễn tại Cố đô Huế - di sản thế giới UNESCO với hơn hai triệu du khách ghé thăm mỗi năm. Có những quan hệ đối tác giữa các viện văn hoá Việt Nam và Hoa Kỳ như Trung tâm Kennedy và Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, giúp giới thiệu di sản văn hóa của Việt Nam tới người dân Mỹ và thế giới.
Bên cạnh rất nhiều chương trình do Chính phủ Hoa Kỳ tài trợ, chúng tôi còn thúc đẩy nhiều mô hình hợp tác công-tư. Chương trình Liên kết Đào tạo Kỹ thuật Bậc Đại học (HEEAP) đã nhận được ngân sách hỗ trợ lớn từ 6 tập đoàn lớn và Đại học Bang Arizona, cùng với các trang thiết bị kỹ thuật và kiến thức chuyên môn. Chương trình này đang làm thay đổi giáo dục kỹ thuật tại Việt Nam và đào tạo ra những sinh viên sẵn sàng đảm trách được công việc cho ngành công nghệ cao đang phát triển bùng nổ tại Việt Nam. Chúng tôi đã phát triển một chương trình đối tác tương tự với Đại học San Jose nhằm gia tăng năng lực cho các nhà hoạt động công tác xã hội tại Việt Nam.
Trong những năm qua và hiện nay, thông qua quan hệ Đối tác Toàn diện, Chính phủ Hoa Kỳ đã cam kết hỗ trợ chuyên môn và đào tạo kỹ thuật đẳng cấp thế giới cho các quan chức Chính phủ Việt Nam và khu vực kinh tế tư nhân, củng cố mối quan hệ giữa nhân dân hai nước. Một ví dụ hoàn hảo cho điều này chính là các chương trình học bổng Cochran và Borlaug của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. Các chương trình học bổng này đã giúp đào tạo hàng trăm người Việt về nhiều chủ đề khác nhau như quản lý an toàn thực phẩm và phát triển chính sách, các hệ thống tiếp thị nông sản tươi và bán lẻ hiện đại, quản lý gia súc và kiểm soát dịch bệnh, và công nghệ sinh học trong nông nghiệp kể từ năm 1997. Giống như cựu du học sinh của các chương trình giao lưu nhân dân do Chính phủ Hoa Kỳ tài trợ, rất nhiều cựu du học sinh từ các chương trình này đã trở thành các nhà lãnh đạo hoặc các chuyên gia xuất sắc trong ngành thực phẩm và nông nghiệp Việt Nam.
Môi trường, Khoa học - Công nghệ và Y tế
Có rất nhiều ví dụ về hợp tác song phương trong các lĩnh vực này nhưng tôi muốn nhấn mạnh đến một vài lĩnh vực chính. Một thành tựu nổi bật là việc hai bên ký kết Hiệp định về năng lượng hạt nhân dân sự 123. Hiệp định này tạo thuận lợi cho Việt Nam mở rộng các nguồn năng lượng và hợp tác năng lượng chặt chẽ hơn nữa trong các thập kỷ sắp tới. Chúng ta cũng ghi nhận số lượng các hoạt động hợp tác khoa học ngày càng gia tăng do Chương trình Quan hệ Đối tác nhằm Thúc đẩy Tham gia Nghiên cứu (PEER) hỗ trợ. Đến nay có tổng cộng 8 nhà nghiên cứu Việt Nam đã được nhận tài trợ kể từ khi phát động chương trình này vào năm 2011.
Hợp tác song phương về ứng phó với biến đổi khí hậu cũng đang phát triển mạnh với các ví dụ như Chương trình Rừng và Đồng bằng Việt Nam đã giúp Việt Nam thích nghi với mực nước biển dâng và áp dụng các phương thức sử dụng đất một cách bền vững hơn. Chương trình Năng lượng Sạch Việt Nam khai thác các cách thức thu thập, quản lý, phân tích và sử dụng hiệu quả các số liệu ngành năng lượng nhằm thúc đẩy hiệu suất năng lượng trong các lĩnh vực sử dụng nhiều năng lượng và khuyến khích đầu tư nhà nước và tư nhân vào các công nghệ năng lượng hiệu quả. Chính phủ Hoa Kỳ cũng hỗ trợ các nỗ lực của Việt Nam nhằm đạt tăng trưởng kinh tế dài hạn, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu, giúp giảm phát thải khí nhà kính thông qua Chiến lược Nâng cao Năng lực nhằm Phát triển Phát thải Thấp (EC-LEDS). Chúng tôi cũng đã hợp tác với các chính quyền địa phương, các doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ để xây dựng liên minh nhằm đẩy lùi nguy cơ ô nhiễm ở Vịnh Hạ Long.
Chúng tôi cũng rất phấn khởi về hợp tác về an ninh lương thực và dinh dưỡng, kể cả ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long nơi chúng ta đang giải quyết một số thách thức môi trường khó khăn nhất hiện nay và nỗ lực giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu. Thông qua các chương trình trong khu vực như Sáng kiến Hạ nguồn Sông Mekong trong đó Hoa Kỳ và Việt Nam đồng chủ trì nội dung Môi trường và Nước, chúng tôi đang giúp Việt Nam và các quốc gia láng giềng đối phó với các thách thức liên quan đến Mối liên hệ Nước - Năng lượng - Lương thực.
Về lĩnh vực y tế toàn cầu, Hoa Kỳ đã đầu tư rất nhiều vào Việt Nam. Chúng tôi đã chi gần 700 triệu USD để đối phó với đại dịch HIV/AIDS thông qua Kế hoạch Cứu trợ Khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về Phòng chống HIV/AIDS.
Hợp tác này đã tạo ra nền tảng cho sự hợp tác chặt chẽ về ứng phó cúm gia cầm và đại dịch cúm và các mối đe dọa đại dịch mới nổi và các bệnh nhiệt đới khác. Việt Nam là quốc gia trọng tâm trong Chương trình nghị sự An ninh Y tế Toàn cầu của Tổng thống Obama và thông qua đó chúng tôi đã làm việc chặt chẽ để giúp ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh Ebola. Gần đây, chúng tôi đã khánh thành Văn phòng Đáp ứng Khẩn cấp nhằm giám sát sự bùng phát của các căn bệnh truyền nhiễm. Văn phòng này kết nối Hà Nội với 4 khu vực khác trong nước. Chính phủ hai nước đang phối hợp để đấu tranh chống hiểm họa nghiện ma túy thông qua chương trình methadone. Chương trình này cung cấp điều trị duy trì bằng methadone cho hơn 4.000 người tiêm chích ma túy và điều trị bằng methadone cho hơn 10.000 bệnh nhân trên khắp Việt Nam, và Hoa Kỳ đã có một thời gian dài hỗ trợ cho người khuyết tật bất kể vì nguyên nhân gì về mặt y tế, giáo dục và hỗ trợ pháp lý. Bắt đầu từ đầu thập kỷ 1990 và kéo dài cho đến ngày nay, nhờ sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Quốc hội Hoa Kỳ, Chính phủ Hoa Kỳ đã giúp đỡ người khuyết tật, bất kể vì nguyên nhân gì, bởi vì đây là điều đúng đắn cần làm và bởi vì điều đó giúp tất cả người dân Việt Nam phát huy hết tiềm năng của mình.
Về việc tẩy rửa dioxin và rà phá các vật liệu nổ còn sót lại nhằm nâng cao chất lượng sống của người dân Việt Nam, đến nay Hoa Kỳ đã chi lần lượt là hơn 65 triệu USD và 80 triệu USD. Bằng cách tăng gấp đôi số tiền đóng góp hàng năm của Hoa Kỳ lên hơn 10 triệu USD trong năm nay để rà phá các vật liệu nổ còn sót lại, giấc mơ về một Quảng Trị về cơ bản sạch bóng vật liệu nổ có thể thành hiện thực trong một vài năm tới.
Việt Nam cũng có thể đảm trách vị trí lãnh đạo toàn cầu trong việc đấu tranh chống buôn bán động vật hoang dã thông qua chương trình Cùng hành động tạo sự thay đổi, một chiến dịch nhằm nâng cao nhận thức cho công chúng và làm giảm nhu cầu sử dụng sừng tê giác, từ đó giải cứu số lượng tê giác châu Phi đang giảm đi nhanh chóng và ngăn chặn một lượng tiền lớn rơi vào tay các băng đảng tội phạm quốc tế. Việc hợp tác với các cơ quan thực thi pháp luật của Việt Nam nhằm đấu tranh chống tất cả các loại buôn lậu sẽ đóng vai trò quan trọng không chỉ nâng cao uy tín của Việt Nam trước cộng đồng quốc tế mà còn tạo ra cuộc sống mạnh khỏe hơn cho người dân Việt Nam.
Kết luận
Vậy, khi chúng ta nhìn vào chặng đường sắp tới, chúng ta sẽ đi đến đâu từ vị trí hiện nay? Như tôi đã học được từ một trong những người thầy thông thái của tôi, Đại sứ Pete Peterson, Đại sứ Hoa Kỳ đầu tiên tại Việt Nam sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ, đó là “không có gì là không thể”. Thực vậy, nếu chúng ta học được điều gì đó trong vòng 20 năm qua thì đó chính là không có gì là không thể và tương lai nằm trong tay các bạn.
Liệu Việt Nam có thể kết thúc đàm phán để biến Hiệp định TPP thành hiện thực không? Không có gì là không thể.
Liệu chúng tôi có thể hợp tác với Việt Nam để phát triển chương trình không gian nhằm thúc đẩy khả năng viễn thông, giám sát các tác động của biến đổi khí hậu, nâng cao giám sát mặt biển và hỗ trợ dự báo thiên tai không? Không có gì là không thể.
Liệu chúng ta có thể nâng cao quan hệ về an ninh để Việt Nam đóng vai trò lớn hơn trong các vấn đề quốc phòng trong khu vực, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai? Không có gì là không thể.
Liệu chúng ta có thể đẩy mạnh quan hệ giữa các đảng với nhau nhằm xây dựng năng lực và quản trị tốt không? Không có gì là không thể.
Liệu chúng ta có thể thấy một nước Việt Nam đối xử với mọi công dân của mình một cách bình đẳng theo pháp luật nhằm cho phép mọi người phát triển hết tiềm năng không? Không có gì là không thể.
Liệu Việt Nam có thể tăng cường thêm nỗ lực để nâng cao tính minh bạch và tôn trọng nhà nước pháp quyền, những vấn đề rất cần thiết để thúc đẩy tiến bộ trong rất nhiều lĩnh vực không? Không có gì là không thể.
Liệu chúng ta có thể hợp tác để đối phó với bệnh lao và xóa bỏ bệnh sốt rét tại Việt Nam không? Không có gì là không thể.
Liệu Việt Nam và Hoa Kỳ có thể thực hiện những bước đi cho phép có các chuyến bay thẳng qua lại giữa hai nước không? Không có gì là không thể.
Liệu Hoa Kỳ có thể trở thành nhà đầu tư số một tại Việt Nam không, trong khi Hoa Kỳ đã trở thành nhà đầu tư số một tại ASEAN? Không có gì là không thể.
Liệu tăng trưởng liên tục về xuất khẩu giữa hai nước chúng ta có thể biến Việt Nam trở thành một trong những đối tác thương mại toàn cầu lớn nhất của Hoa Kỳ trong lĩnh vực thực phẩm và nông nghiệp hay không? Không có gì là không thể.
Liệu Việt Nam có thể cải cách luật cấp thị thực để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc kinh doanh tại Việt Nam không? Không có gì là không thể.
Liệu chúng ta có thể cùng nhau tìm hiểu những nguy cơ của Việt Nam về an ninh lương thực gây ra do biến đổi khí hậu và điều này sẽ có tác động như thế nào đến

Post a Comment

0 Comments